Lập hóa đơn cho hàng hóa xuất khẩu chỉ với hai bước nhanh gọn, chính xác!

lap hoa don hang hoa xuat nhap khau

Việc nắm rõ những yêu cầu về hóa đơn cho hàng hóa xuất nhập khẩu là điều tối quan trọng với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nếu các chủ doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn về hóa đơn hàng xuất khẩu, đặc biệt là về nghị định 123/2020/NĐ-CP mới đây thì hãy theo dõi ngay bài viết này để nắm bắt thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Hóa đơn và Hóa đơn thương mại: Tuy một mà hai

 “Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.” (Điểm 1, Điều 3, Nghị định 123/2020/NĐ-CP).

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice ) là chứng từ do người bán phát hành, trong đó bao gồm chi phí người mua/nhà nhập khẩu phải trả cho người bán/ nhà xuất khẩu. Hóa đơn thương mại được lập và sử dụng căn cứ vào UCP 600 (Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ). Hóa đơn thương mại do doanh nghiệp tự thiết kế nên không có mẫu bắt buộc, nhưng phải đáp ứng được đầy đủ nội dung cần thiết theo quy định tại UCP 600. Doanh nghiệp không phải làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn thương mại.

Những lưu ý dành cho doanh nghiệp khi lập hóa đơn và hóa đơn thương mại

Điểm c, điểm d, khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 8, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định: Hai trong các trường hợp sử dụng hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng là để “Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài”. Như vậy, khi có hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp, hộ kinh doanh bắt buộc phải xuất hóa đơn điện tử để ghi nhận doanh thu.

Quy định về hóa đơn thương mại thực hiện theo thông lệ quốc tế, được quy định tại Điều 24, Luật Hải quan 54/2014/QH13 và hướng dẫn cụ thể tại khoản 5, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 1, Điều 16, Thông tư 38/2015/TT-BTC). Theo đó, khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thương mại để làm thủ tục hải quan và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Như vậy, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ có hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán.  

Cẩn trọng trong thời điểm lập hóa đơn

Điểm b và điểm c, khoản 3, Điều 13, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định: Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu lập hóa đơn điện tử GTGT hoặc hóa đơn điện tử bán hàng cho hàng hóa xuất khẩu để kê khai, nộp thuế GTGT cho hàng hóa xuất khẩu.

Thời điểm lập 02 loại hóa đơn này là khác nhau:

  • Hóa đơn thương mại được lập trước khi làm thủ tục hải quan;
  • Hóa đơn điện tử GTGT/ hóa đơn điện tử bán hàng được lập sau khi làm thủ tục hải quan.

Chi tiết các bước lập hóa đơn thương mại cho doanh nghiệp

Bước 1: Lập hóa đơn thương mại để làm thủ tục hải quan. Ngày lập hóa đơn thương mại là ngày xuất hàng ra khỏi kho của doanh nghiệp để vận chuyển đến cảng xuất hàng hóa. Hóa đơn thương mại dùng để làm thủ tục hải quan.

Bước 2: Lập hóa đơn điện tử có mã xác nhận của cơ quan thuế ngay sau khi hoàn thành thủ tục hải quan. Ngày lập hóa đơn điện tử để ghi nhận doanh thu là ngày hoàn thành thủ tục hải quan (ngày trên tờ khai xuất khẩu). Hóa đơn điện tử dùng để kê khai, nộp thuế trong nước.

 ———————-

Tài liệu tham khảo:

  • Luật Hải quan 54/2014/QH13;
  • Nghị định 123/2020/NĐ-CP;
  • UCP 600;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC;
  • Công văn số 1759/TCT-CS;
  • Công văn số  2054/TCHQ-GSQL;
  • Các bài viết liên quan.

Lời kết

Như vậy, đối với hoạt động xuất khẩu, người nộp thuế đồng thời phải lập 2 hóa đơn là hóa đơn thương mại và hóa đơn điện tử.

Ngày lập hóa đơn điện tử hàng xuất khẩu phải trùng với ngày ghi trên tờ khai hải quan. Khi thực hiện thủ tục lập hóa đơn điện tử hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ dùng hóa đơn này để kê khai thuế. Cơ quan hải quan chỉ dùng hóa đơn thương mại để tiến hành các thủ tục hải quan.

Hy vọng rằng bài viết trên đã cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan và chính xác về quá trình thiết lập hóa đơn cho hàng hóa xuất khẩu.

Nef Digital SEOON