Nghị định 165/2018/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính chính thức có hiệu lực từ ngày 10/02/2019. Sự ra đời của nghị định đã tạo căn cứ pháp lý vững chắc cho việc triển khai giao dịch điện tử, tháo gỡ các khó khăn trong việc triển khai giao dịch điện tử, tạo bước ngoặt lớn cho việc cải cách các thủ tục hành chính.
Nghị định 165/2018/NĐ-CP ra đời đã cụ thể hóa tối đa các nội dung, khía cạnh xoay quanh chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính, từ điều kiện đảm bảo giá trị bản gốc đến chuyển chứng từ giấy sang chứng từ điện tử và ngược lại; sửa đổi chứng từ điện tử, lưu trữ chứng từ điện tử. Nghị định 165 còn cụ thể hóa các phương thức xác thực chứng từ điện tử được công nhận bên cạnh chữ ký số. Với những quy định rõ ràng, cụ thể như vậy, nghị định 165 sẽ giúp cụ thể hóa giá trị pháp lý của giao dịch điện tử và chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính; giúp các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, chứng khoán, bảo hiểm… có thể áp dụng giao dịch điện tử một cách phù hợp với từng loại giao dịch và từng nhóm đối tượng được giao dịch.
Sự ra đời của Nghị định 165 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc triển khai giao dịch trong hoạt động tài chính. So với Nghị định 27 và Nghị định số 156/2016/NĐ-CP, thì Nghị định 165 đã giúp giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính được củng cố chặt chẽ hơn về mặt pháp lý. Cụ thể, Nghị định 165 đã kế thừa các kết quả đã được giải quyết tại các Nghị định cũ, đồng thời tiếp tục thống nhất hóa với hệ thống pháp luật hiện hành về các lĩnh vực chuyên ngành trong hoạt động tài chính, pháp luật, thủ tục hành chính, pháp luật về tiếp cận thông tin… Bên cạnh đó, Nghị định 165 cụ thể hóa một số quy định của Luật Giao dịch điện tử, vai trò của các ban tham gia giao dịch điển từ trong hoạt động tài chính, quy định rất cụ thể về khía cạnh quản lý của nhà nước vể giao dịch điện tử.
Có thể nhận định, sự ra đời của Nghị định 165 đã góp phần thực hiện các mục tiêu của Đảng và chính phủ để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thực hiện có hiệu quả cơ chế 1 cửa, 1 cửa liên thông; làm nền tảng triển khai Chính phủ điện tử trong lĩnh vực tài chính, ngân sách. Bên cạnh đó, với những quy định tại Nghị định 165 cho phép sử dụng một số hình thức xác thực khác ngoài chứng từ số với mục tiêu thúc đẩy giao dịch điện tử giữa các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân với cơ quan tài chính, cho phép người dùng dùng nhiều biện pháp xác thực linh hoạt, chủ động, không tốn kém, qua đó, giảm gánh nắng chi phí đối với doanh nghiệp, chi phí cho người dân khi tham gia dùng dịch vụ công của ngành Tài chính.
Lời kết
Như vậy, Nghị định 165 đã góp phần to lớn trong việc cải cách các thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh Quốc gia – hội nhập quốc tế. Nhất là trong bối cảnh thời đại công nghệ số bùng nổ như hiện nay.