Chữ ký số được công nhận là dấu của doanh nghiệp

Cong nhan chu ky so la dau cua doanh nghiep

Từ ngày 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp 2020 chính thức có hiệu lực thi hành với không ít điểm mới so với Luật Doanh nghiệp 2014 trước đó. Đáng chú ý là nội dung quy định dấu của doanh nghiệp có thể là dấu dưới hình thức chữ ký số. 

Quy định mới về dấu của doanh nghiệp

So với Luật Doanh nghiệp 2014, quy định về dấu của doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp 2020 đã rõ ràng hơn về mặt hình thức. Căn cứ điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, dấu của doanh nghiệp tồn tại dưới hai hình thức bao gồm:

  • Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu 
  • Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Cũng theo quy định trên, doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. 

Nếu như Luật Doanh nghiệp 2014 quy định dấu của doanh nghiệp được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu thì tại Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp chỉ sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, một số quy định về dấu của doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp 2020 đã được bãi bỏ. Cụ thể là quy định bắt buộc về thông tin thể hiện trong nội dung con dấu và quy định về nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi sử dụng.

Sử dụng chữ ký số với vai trò là dấu của doanh nghiệp

Chữ ký số được hiểu là một dạng chữ ký điện tử được mã hóa các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp. Chữ ký số có chức năng tương tự như chữ ký tay và con dấu của doanh nghiệp, dùng để ký kết, định danh trên các văn bản và tài liệu số, đảm bảo tính bảo mật, an toàn cho các giao dịch điện tử thông qua mạng internet. 

Doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để kê khai, nộp thuế trực tuyến; hải quan điện tử; bảo hiểm xã hội điện tử; giao dịch chứng khoán, ngân hàng qua internet; ký hóa đơn điện tử; thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia,… 

Với nhiều lợi ích thiết thực, chữ ký số trở thành công cụ không thể thiếu cho hầu hết doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt, việc pháp luật công nhận dấu hình thức chữ ký số là cần thiết, phù hợp với thực tiễn giao dịch điện tử đang phổ biến, đồng thời góp phần mở rộng sự lựa chọn cho doanh nghiệp khi sử dụng dấu thay vì chỉ dùng con dấu khắc thông thường. 

Hiện nay, CyberLotus đang cung cấp chữ ký số HSM sử dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn có nhu cầu ký số hàng loạt và nhanh chóng. Một số ưu điểm của chữ ký số CyberHSM bao gồm:

  • Không cần dùng USB token
  • Ký số trên ứng dụng hoặc bất kể loại trình duyệt nào
  • Ký trên desktop, laptop và trên thiết bị di động (mobile phone, tablet) mọi lúc, mọi nơi 
  • Chi phí thuê bao hợp lý, đa dạng gói dịch vụ 
  • Ký số tập trung thay vì phân tán, cho phép nhiều người dùng chung 1 chứng thư số (CTS) của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí mua nhiều CTS
  • Dễ dàng tích hợp với các phần mềm hóa đơn điện tử, thuế điện tử, BHXH điện tử,…

Lời kết

Bên cạnh chữ ký số, CyberLotus cũng cung cấp các sản phẩm giao dịch điện tử và dịch vụ công trực tuyến như hóa đơn điện tử CyberBill, thuế điện tử CyberTax, BHXH điện tử CyberCare đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp.

—————————

CÔNG TY CỔ PHẦN CYBERLOTUS           

Tổng đài CSKH: 1900 2038

Hotline: 024.32.0000.77

Website:  cyberlotus.com

Email: info@cyberlotus.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nef Digital SEOON