Những điều cần biết về chứng từ điện tử trong lĩnh vực Thuế

Nhung dieu can biet ve chung tu dien tu trong linh vuc thue

Chứng từ điện tử trong lĩnh vực thuế là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương thức điện tử để thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và tra cứu thông tin của người nộp thuế, thông báo của cơ quan thuế đối với người nộp thuế. Chứng từ điện tử có giá trị pháp lý như chứng từ giấy.

Thành phần của chứng từ điện tử

Chứng từ điện tử trong lĩnh vực thuế bao gồm:

  •  Hồ sơ thuế điện tử: hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ, báo cáo khác về thuế dưới dạng điện tử được quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế.
  • Chứng từ nộp thuế điện tử: giấy nộp tiền hoặc chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính dưới dạng điện tử, trừ trường hợp nộp thuế qua hình thức nộp thuế điện tử của ngân hàng.
  • Các văn bản, thông báo khác của cơ quan thuế, người nộp thuế dưới dạng điện tử.
  • Các chứng từ điện tử theo quy định tại khoản này phải được ký điện tử theo quy định tại Điều 6 Thông tư 110/2015/TT-BTC.
  • Trường hợp hồ sơ thuế điện tử có các tài liệu kèm theo ở dạng chứng từ giấy phải được chuyển đổi sang dạng điện tử theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và được gửi đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (khoản 2 Điều 7 Thông tư 110/2015/TT-BTC).

Giá trị của chứng từ điện tử

Theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 110/2015/TT-BTC, chứng từ điện tử trong lĩnh vực thuế được hiểu như sau:

Chứng từ điện tử theo quy định tại Thông tư  110/2015/TT-BTC có giá trị như hồ sơ, chứng từ, thông báo và các văn bản bằng giấy. Khi cần thiết phải chuyển đổi chứng từ điện tử sang chứng từ giấy theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và được thực hiện qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, trừ trường hợp nộp thuế điện tử được thực hiện theo quy định liên quan đến thu nộp ngân sách nhà nước.

 

Nef Digital SEOON